Wednesday 21 May 2014

LOÉT ÁP - TƠ ( apthous ulcer )


I - TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA LOÉT ÁP - TƠ :

Trong miệng xuất hiện các vết lở loét kéo dài từ 5 đến 15 ngày rồi tự lành , hưng một thời gian sau lại xuất hiện các vết loét với diễn biến tương tự ( thường vết loét ở một chỗ khác trong miệng ) . Các vết loét tiến triển qua 4 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : Hình thành các ổ tổn thương viêm trong chứa dịch rỉ viêm , chúng là sản phẩm của phản ứng kết hợp kháng nguyên và kháng thể trong cơ chế của bệnh tự miễn
Hình ảnh : 
Biểu hiện trên lâm sàng : Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm nhỏ đường kính từ 1 - 2mm , hơi nổi gợn lên trên bề mặt của niêm mạc , hơi đau , bên trong có ít dịch . Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 - 4 ngày
+ Giai đoạn 2 : Hình thành ổ hoại tử , phần niêm mạc phía trên ổ tổn thương viêm bị hoại tử ( chết ) , tổ chức hoại tử màu vàng nhạt có sợi tơ dai dính chặt và phủ lên ổ loét .
Hình ảnh : 
Giai đoạn này rất ngắn ( 1 - 2 ) ngày và có đặc điểm là đồng loạt diễn ra ở tất cả các ổ hoại tử , gần như cùng một lúc chuyển thành ổ loét thực sự
+ Giai đoạn 3 : Hình thành ổ loét : Lớp hoại tử ở trên bề mặt tan ra dần , từ ổ hoại tử thành ổ loét thực sự .
Hình ảnh : 
Giai đoạn này kéo dài từ 5 đến 10 ngày , ổ loét có hình tròn hoặc bầu dục , đường kính thường chỉ vài mm ( ít khi tới 10 mm ) , độ sâu thường chỉ hết lớp biểu mô của niêm mạc , đáy ổ loét nhẵn màu hồng thẫm xen kẽ có các dây mảng màu trắng ( tổ chức liên kết dưới lớp biểu mô ), xung quanh ổ loét hình thành vòng xâm lấn hơi gờ lên sẫm màu hơn ( đây là tổ chức tân tạo sẽ đùn dần vào trong để lành dần ổ loét ) . Nếu tổn thương sâu qua lớp đệm của niêm mạc thì đáy ổ loét không nhẵn nữa , xuất hiện các khe kẽ và lấm tấm các dây xơ màu trắng ngà , trường hợp này khi khỏi hình thành sẹo
+ Giai đoạn 4 : Giai đoạn lành ổ loét ; Khi lớp hoại tử tan rã hoàn toàn , hình thành ổ loét thì cũng bắt đầu có vòng xâm lấn , một tổ chức mới tân tạo đùn dần vào trong lấp dần ổ loét , tức là cũng bắt đầu giai đoạn lành vết loét .Khoảng thời gian từ lúc các tổ chức hoại tử tan rã hết đến lúc thấy có vòng xâm lấn diễn ra rất ngắn . Phần lớn thời gian tồn tại của ổ loét cũng chính là thời gian của giai đoạn lành vết loét . Thời gian này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : Thể trạng , cơ địa , mức độ nặng nhẹ của bệnh
Trong loét Áp - tơ các giai đoạn có thể nặng nhẹ dài ngắn thay đổi nhưng đều diễn ra trình từ theo 4 giai đoạn như trên và khỏi không để lại di chứng nhỏ nào ( Trừ trường hợp có biến chứng nặng kèm theo viêm nhiễm , tổn thương sâu để lại sẹo ) . Đồng thời sau một thời gian bệnh lại xuất hiện với bệnh cảnh tương tự với mức độ như cũ hoặc nặng hay nhẹ hơn .
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
II - NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÉT ÁP- TƠ
Một số nghiên cứu sâu về căn nguyên và cơ chế sinh bệnh thể hiện : Loét áp – tơ chỉ là triệu chứng của bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn , bệnh tự miễn mang tính chất cơ địa toàn thân , tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh chỉ thể hiện một triệu chứng đơn thuần là lở loét trong miệng với đặc điểm là lặp lại nhiều lần tương tự như nhau
- Tình trạng lở loét trong miệng có liên quan đến tính cơ địa và rối loạn thể dịch , do ( Hàm lượng các chất trong máu thay đổi , các chất có hại trong máu nhiều … ) Hiện tượng này lại là hệ quả của một số bệnh toàn thân khác như chức năng khử độc của gan – thận , chế độ làm việc ăn uống thiếu axit Folic, sắt …, tâm lý căng thẳng ( stress ) , Thay đổi đột ngột chế độ ăn uống sinh hoạt , môi trường sống ( chủ yếu là nguồn nước ) có nhiều độc chất kim loại nặng , nghề nghiệp độc hại …
- Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm ; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến loét áp - tơ
- Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan , các chất độc ( chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa ( chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét ( nhiệt miệng )
- Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể , bệnh mang tính chất tự miễn , tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên ( có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu , chức năng khử độc của gan kém ) , rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi , phản ứng này sinh ra ổ hoại tử , từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét , đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành
- Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.
- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ ( nhiệt miệng ) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.
- Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.
- Bất thường miễn dịch.
- Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,...,( trường hợp này các tổn thương chủ yếu ở xung quanh bên ngoài miệng ,xung quanh hậu môn , rất ít khi có tổn thương loét ở trong miệng )
Mặt khác , quan điểm của y học cổ truyền cho rằng : lở loét trong miệng thuộc chứng “ khẩu cam ” , bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc,thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ.
Từ đó : Phương pháp chữa trị " nhiệt miệng " theo Đông Y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương như Thanh vị tán, Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,...là những bài thuốc chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng. Các bài thuốc này phối hợp các vị thuốc theo nguyên lý Y học cổ truyền như: Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì,... có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát. Kháng sinh thực vật chứa trong Hoàng liên ; Đương qui, Sinh địa cung cấp các vitamin khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng. - Phối hợp với các phương pháp chữa trị trên, cần hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, ớt . Các thuốc đông y như AN THẢO , KHẨU VIÊM THANH là bào chế theo luận cứ này
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
III - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ :
Điều trị loét áp - tơ cũng đồng nghĩa với chữa bệnh " nhiệt miệng "vì loét áp - tơ chiếm phần lớn và là nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp nhiệt miệng
1- Tại chỗ : Bôi trực tiếp các thuốc chữa " nhiệt miệng " lên vết loét : Kamistad ,oracortia , thuốc bột tạo màng ngăn , nitrate bạc , aphthasol ....tăng cường vệ sinh răng miệng
2- Toàn thân : Uống các thuốc chữa nhiệt miệng để chữa căn nguyên , đồng thời kết hợp các thuốc tăng cường sức đề kháng , vitamin , nâng cao thể trạng , các thuốc tăng cường chức năng gan ,các thuốc giải cơ địa tự miễn ..... , nếu có bội nhiễm phải dùng thêm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng ( tránh hiểu lầm là : nhiệt miệng là do nóng mà uống kháng sinh thì lại bị nóng hơn làm cho nhiệt miệng nặng lên )

(trich nhietmieng.com)

No comments:

Post a Comment